Bài 2: "Thần dược" Nhân sâm

Trong Đông y, Nhân sâm là vị thuốc cổ truyền có nhiều công dụng khác nhau. Các sách cổ thường ghi Nhân sâm bổ 5 tạng (Tâm, Can, Tì, Phế, Thận) yếu tinh thần, định hồn phách, làm khỏi sợ hãi, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ mình, tăng tuổi thọ, chữa các chứng đau ruột, dạ dày.

Bài viết liên quan
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên cây nhân sâm nhằm tìm ra các thành phần hóa học và tác dụng dược lý của chúng.
Nhân sâm chứa nhiều thành phần hóa học và tác dụng dược lý
Thành phần hóa học
Một số thành phần hóa học trong nhân sâm có thể kể đến như:
1.     Trong Nhân sâm có loại Saponin sterolic. Hỗn hợp Saponin có tên là panaxiozit trước đây gọi là panaquilon hay panakilon.
2.     Chất glycozit hoặc hỗn hợp glycozit mang tên là panaxin.
3.     Ngoài ra còn có tinh dầu làm cho nhân sâm có mùi đặc biệt.
4.     Các vitamin nhóm B và các mendiataza
5.     Mới đây người ta thấy trong nhân sâm có hàm lượng germanium cao.
Tác dụng dược lý
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Nhân sâm có tác dụng trên hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ miễn dịch, tác dụng đối với các chuyển hóa cơ bản, trên huyết áp và tim.
Nhân sâm có tác dụng dược lý trên nhiều hệ cơ quan trong cơ thể
1.     Tác dụng trên hệ thần kinh: Từ xưa, tại Trung Quốc người ta đã biết đến tác dụng giảm mệt mỏi của Nhân sâm. Trong Bảo thảo cương mục của Lý Thời Trân (thế kỷ thứ 16) có ghi cách thử Nhân sâm như sau: cho 2 người cùng chạy, một người có ngậm miếng Nhân sâm, một người không Ngậm, sau khi chạy bộ từ 3 đến 5 dặm người không ngậm Sâm sẽ thở mạnh còn người ngậm Sâm vẫm thở bình thường. Năm 1947, Lazarev đã nghiên cứu và kết luận Nhân sâm có tác dụng hưng phấn thần kinh trung ương, dùng với liều điều trị có thể đỡ mệt, tăng hiệu suất công tác. Năm 1955, Drake theo phương pháp của Zacuxov đã chứng minh liều điều trị của Nhân sâm có khả năng rút ngắn thời kỳ phản xạ tiềm phục của Thần kinh và làm mau sự chuyển động của thần kinh.
2.     Tác dụng trên Huyết áp và Tim: Các nhà nghiê cứu Liên xô cũ Burkrat và Xakxopov (1947) và Kixelev (1959) đã nghiên cứu nước sắc Nhân sâm, kết luận rằng tác dụng của nước sắc Nhân sâm: Kixelev dùng dung dịch 5%, 10%, 20% Nhân sâm tiêm vào tĩnh mạch thỏ và thấy giảm huyết áp, nồng độ càng cao gây ức chế tim càng mạnh, nồng độ thấp gây kích thích co bóp tim và số lần co bóp càng tăng, vì vậy ông đã kết luận rằng Nhân sâm có hai hướng tác dụng trên thần kinh thực vật: liều nhỏ gây kích thích giao cảm và liều cao có tác dụng như thần kinh phế vị.
3.     Tác dụng trên hô hấp: Năm 1947 Burkrat và Xakxopov đã báo cáo dùng 0,3 – 0,5ml dung dịch Nhân sâm tiêm vào tĩnh mạch mèo thấy Nhân sâm hưng phấn Hô hấp. Một số nhà Nghiên cứu Nhật bản và Trung Quốc tiến hành thí nghiệm tiêm vào tĩnh mạch Thỏ chất ginsenin thấy liều nhỏ tăng hô hấp, liều cao ngược lại.
4.     Tác dụng đối với chuyển hóa cơ bản: năm 1922 hai tác giả Nhật bản: Hà Bộ Thắng Mã và Nại Đằng Hệ Bình đã nghiên cứu tác dụng của bột Nhân sâm và chất tan trong cồn của Nhân sâm (uống và tiêm) đối với bệnh nhân đường huyết quá cao, đều thấy có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt. Năm 1954 và 1956 các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xác nhận tác dụng hạ đường huyết trong tạp trí Trung hoa nội khoa tạp trí. Trên lâm sàng người ta đã thấy, nếu dùng Nhân sâm chung vơi insulin thì sẽ giảm liều lượng của Insulin, thời gian hạ đường huyết kéo dài hơn và chữa được bệnh tiểu đường.
5.     Tác dụng lên hệ miễn dịch: Những nghiên cứu của Daugolnikov (1950 – 1952), Brekham và Phruentov (1954 – 1957) và Abramov (1953) cho biết Nhân sâm có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể.
Nhờ những tác dụng dược lý tuyệt vời, hạt Nhân sâm đã được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất trà sâm, thực phẩm chế biến, kẹo nhân sâm, nước giải khát, mỹ phẩm… Tại thị trường Hàn Quốc đây được xem là sản phẩm cao cấp, chỉ dành cho giới thượng lưu. Trong một thời gian không xa, sản phẩm sẽ có mặt tại Việt Nam phục vụ cho công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người.
(Còn tiếp)
Minh Đạt

Đăng nhận xét